Phương Pháp Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Lò Mổ Heo, Bò và Gia Cầm
Phương Pháp Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Lò Mổ Heo, Bò và Gia Cầm hiện đại mà hiệu quả nhất.
Xã hội phát triển, dân số tăng cao, nhu cầu thực phẩm cũng tăng theo, trong đó mặt hàng thực phẩm sống như : thịt Heo, Bò, Gà Vịt ... cũng tăng theo;![]() |
Lò Giết Mổ Thủ Công |
Hầu hết tất cả các lò giết mổ gia súc, gia cầm thủ công đang rải rác phổ biến khắp nơi, chưa tập trung lại nên công tác quản lý vấn đề về xử lý nước thải cũng gặp nhiều khó khăn.
Phương pháp xử lý nước thải Lò giết mổ gia súc gia cầm rất phức tạp, do hàm lượng cặn bã, chất hữu cơ có trong nước thải cao.
Trong nước thải lò giết mổ, thành phần chủ yếu và đặc trưng là hàm lượng phân còn lại trong bụng hoặc trong quá trình lưu gia súc, gia cầm trước khi mổ; hàm lượng lông thoát ra sau quá trình làm sạch, lượng mỡ cũng là thành phần gây ảnh hưởng tới hệ thống xử lý nước thải nếu không có biện pháp kết hợp thu gom.
Các phương pháp xử lý nước thải giết mổ thường áp dụng là :
Phương pháp cơ học ( song chắn rác thô, chắn rác tinh, bể lắng cát, bể tuyển nổi, bể điều hòa...)Phương pháp hóa lý ( keo tụ tạo bông, kiềm hóa, fenton, oxy hóa khử trùng...)
Phương pháp sinh học ( kỵ khí biogaz, kỵ khí uasb, kỵ khí 3 ngăn, thiếu khí anoxit, hiếu khí nhân tạo, hiếu khí tự nhiên...).
Lựa chọn các phương pháp kết hợp với nhau để có 1 quy trình công nghệ xử lý nước thải lò giết mổ hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm chi phí đòi hỏi người thiết kế nắm đầy đủ nguyên lý hoạt động cũng như nguyên tắc hiệu suất mỗi phương pháp.
Công nghệ xử lý nước thải lò giết mổ
![]() |
Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Lò Giết Mổ Gia Súc Gia Cầm |
Quy trình công nghệ được thực hiện như sau:
nước thải phát sinh từ trong lò giết mổ sẽ được thu gom về hố thu, từ hố thu nước thải dẫn về bể tách dầu mỡ, trên đường đi bố trí các song chắn rác, lưới chắn rác nhằm thu gom các cặn lơ lững lại; bể tách dầu mỡ thường sẽ là bể tuyển nổi ( xem bài phân loại các bể tuyển nổi <<== tại đây ).Nước thải giết mổ được tách cặn rác, lông, phế phẩm, và dầu mỡ sẽ chuyển qua bể kỵ khí. Tùy thuộc vào diện tích cho phép, hay lưu lượng và loại thực phẩm mà chọn lựa công nghệ khác nhau cho phù hợp.
Bể Điều hòa
Nước sau bể kỵ khí được đưa qua bể điều hòa, trong bể điều hòa hệ thống sục khí thô kèm với thời gian lưu nước hợp lý sẽ cân bằng nồng độ các chất ô nhiễm cũng như lưu lượng nước thải phát sinh.
Bể Thiếu khí
do trong nước thải lò giết mổ có chứa nhiều N, hàm lượng N cao sẽ làm mất cân đối nguồn dinh dưỡng cho hệ vi sinh vật hiếu khí nên lựa chọn bể Anoxit trước bể hiếu khí trong quy trình công nghệ này.
Bể Hiếu khí
bể hiếu khí thường sử dụng cho loại nước thải giết mổ là bể Aeotank, trong bể Aerotank, nước thải lò giết mổ gia súc, gia cầm được xáo trộn với các vi sinh vật hiếu khí nhờ hệ thống cấp không khí . Quá trình này tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng và phát triển. Trong quá trình tiếp xúc đó, vi sinh vật hiếu khí lấy các chất ô nhiễm có trong nước thải (COD, BOD, Nitơ, photpho, kim loại nặng,…) làm thức ăn của chúng, làm tăng sinh khối và kết thành các bông bùn.
Tại đây dưới sự tác động của sinh vật hiếu khí, và hệ thống phân phối khí trong bể các chỉ tiêu COD, BOD được xử lý hiệu quả 92 – 98% làm tăng chỉ số oxy hòa tan trong nước (DO). Mức duy trì chỉ số DO trong bể Aerotank luôn ở mức 1,5 – 2 mg/l.
Bể lắng II
- Nhiệm vụ: lắng các bông bùn vi sinh từ quá trình sinh học và tách các bông bùn này ra khỏi nước thải.
– Nước thải sau khi xử lý các chất hữu cơ, N, P … ở công trình xử lý sinh học sẽ được dẫn vào ống trung tâm của bể lắng. Nước thải sau khi ra khỏi ống trung tâm được phân phối đều trên toàn bộ mặt diện tích ngang ở đáy ống trung tâm.
Nước thải lò giết mổ gia súc gia cầm từ ống lắng đi ra thay đổi vận tốc đột ngột, khi đó các bông cặn hình thành có tỉ trọng đủ lớn thắng được vận tốc của dòng nước thải đi lên sẽ lắng xuống đáy bể lắng. Nước thải ra khỏi thiết bị lắng có nồng độ COD giảm 80-85%. Lượng cặn lắng ở đáy bể được bơm một phần về bể sinh học và lượng bùn dư sẽ được bơm về bể chứa bùn.
– Phần nước trong trên mặt được tập trung chảy vào máng thu nước & được dẫn qua bể khử trùng.
Nước sau quá trình lắng còn các cặn lơ lững không lắng được, các cặn này tại các hệ thống nhỏ làm nổi bật lên do thời gian lưu lớn, bể lọc giúp ngăn chặn các cặn này thải ra môi trường, làm cho nước trong hơn.
Bể khử trùng
– Nước thải lò giết mổ gia súc, gia cầm sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn chứa khoảng vi khuẩn , hầu hết các loại vi khuẩn này tồn tại trong nước thải không phải là vi trùng gây bệnh, nhưng cũng không loại trừ một số loài vi khuẩn có khả năng gây bệnh.
– Khi cho Chlorine vào nước, dưới tác dụng hóa chất Chlorine có tính oxi hóa mạnh sẽ khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào vi sinh vật và gây phản ứng với men bên trong của tế bào vi sinh vật làm phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến vi sinh vật bị tiêu diệt.
bài viết còn thiếu sót mong nhận được chia sẽ và góp ý. mọi đóng góp ý kiến xin gởi về gmail satthubongdem369@gmail.com.
xin chân thành cảm ơn
No Comment to " Phương Pháp Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Lò Mổ Heo, Bò và Gia Cầm "
Post a Comment