TIN MỚI

Menu

Công Nghệ Môi Trường

Công Nghệ Môi Trường

Xử Lý Môi Trường

Tin Tức

Thủ Thuật

Powered by Blogger.

Recent Posts

test

Sunday, 19 December 2021 / No Comments

 


Tổng Hợp Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Y Tế Phòng Khám.

Tuesday, 9 May 2017 / No Comments

Tổng Hợp Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Y Tế Phòng Khám.

Hiện nay nước thải y tế bao gồm xử lý nước thải Bệnh Viện, Phòng khám Đa Khoa, Phòng Nha khoa, Phòng xét nghiệm bệnh lý học, ...là loại nước thải có tính năng mang các vi sinh vật lây truyền bệnh, có chứa các dịch độc hại ra môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người và loài vật.

Các phương pháp xử lý nước thải phòng khám

Có rất nhiều phương pháp công nghệ xử lý nước thải y tế khác nhau. Nhưng về cơ bản thì có các phương pháp sau:

  • Phương pháp Cơ Học:

Đây là phương phương pháp sử dụng để tách các chất không hòa tan và một phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải

  • Phương pháp Hóa Lý

Là các phương pháp dùng các quá trình hóa lý để chuyển đổi các hợp chất hoặc các chất hòa tan trong nước thải thành các chất có tính trơ về mặt hóa học hoặc thành các chất kết tủa để loại chúng ra khỏi nước thải như: ôxi hóa khử, kết tủa, keo tụ tạo bông, tuyển nổi, khử trùng.
  • Phương pháp Sinh Học
Là quá trình xử lý nước thải dựa trên hoạt động sống của vi sinh vật để đồng hóa các chất hữu cơ trong nước thải thành các chất khí và tế bào vi sinh
- Có 2 quá trình chính: sinh học hiếu khí và sinh học kị khí. Ngoài ra còn có quá trình tùy nghi, thiếu khí
Quá trình sinh học hiếu khí dùng xử lý nước thải y tế bao gồm
Xử lý bằng bùn hoạt tính, bể Aerotank thông thường
 Bể Aerotank làm thoáng theo bậc
 Bể Aerotank tải trọng cao, cường độ làm thoáng cao
 Bể sinh học mẻ (SBR)
 Bể sinh học màng vi lọc (MBR)
Bể MBBR giá thể di động

...
Quá trình sinh học kỵ khí dùng xử lý nước thải y tế bao gồm
 Bể UASB
 Bể lọc yếm khí có lớp hạt cố định
 Bể lọc yếm khí có lớp hạt chuyển động trong lòng chất lỏng
 Bể tự hoại
 Bể lắng 2 vỏ

Bể Uasb xử lý nước thải công nghiệp
Bể Uasb xử lý nước thải công nghiệp mô phỏng xử lý nước thải y tế

...
Khi tính toán lựa chọn công nghệ phù hợp sẽ phụ thuộc vào các yếu tố:
- Thành phần, tính chất nước thải 
- Lưu lượng đầu vào
- Mức độ xử lý cần thiết
- Nguồn tiếp nhận
Các công nghệ xử lý nước thải y tế - phòng khám hiện nay.
Hiện nay công nghệ ứng dụng phổ biến xử lý nước thải y tế là:
1. Công nghệ AAO xử lý nước thải y tế, xử lý nước thải phòng khám.
xử lý cơ học => kỵ khí => thiếu khí => hiếu khí=> lắng => lọc => khử trùng => tiếp nhận.
2. Công nghệ màng MBBR xử lý nước thải y tế , nước thải phòng khám.
xử lý cơ học =>  Điều hòa => kỵ khí => thiếu khí MBBR => hiếu khí MBBR =>Lắng => lọc=> khử trùng => tiếp nhận
3. Công nghệ màng MBR xử lý nước thải y tế , nước thải phòng khám.
xử lý cơ học =>  Điều hòa => kỵ khí => thiếu khí => hiếu khí kết hợp màng MBR => tiếp nhận.
4.  Công nghệ  SBR xử lý nước thải y tế , nước thải phòng khám.
xử lý cơ học => Điều hòa => kỵ khí =>bể SBR =>lọc =>  Khử trùng =>  tiếp nhận
5. Công nghệ  Oxy hóa bậc cao xử lý nước thải y tế , nước thải phòng khám.
xử lý cơ học =>  Điều hòa => kỵ khí =>bể oxy hóa bậc cao =>  tiếp nhận
các công nghệ trên là những công nghệ được áp dụng nhiều tại Việt Nam để xử lý nước thải y tế, xử lý nước thải phòng khám.

Vật liệu làm hệ thống xử lý nước thải phòng khám y tế

Cơ cấu thường được chế tạo theo modul hoặc theo hợp khối
Chất liệu cấu tạo cũng đa dạng như:
  • Thép ct3;
  • Inox không rỉ;
  • Nhựa PVC;
  • Xây gạch;
  • Bê tông cốt thép;
  • Compoxite
  • ...
kết luận:
Như vậy có thể nói, để chế tạo một hệ thống xử lý nước thải phòng khám vô cùng đơn giản, các vật liệu có thể chế tạo từ các vật liệu có sẵn.
dựa vào thành phần tính chất nước thải của phòng khám, hay dựa vào quy mô hoạt động để lựa chọn công nghệ phù hợp với kinh tế và đặc điểm kỹ thuật
Liên hệ 0969636173 để được tư vấn miễn phí công nghệ xử lý nước thải phòng khám
nguồn http://congtyxulynuocthainhakhoa.blogspot.com/2017/05/cong-nghe-xu-ly-nuoc-thai-phong-kham.html

NGHỊ ĐỊNH 36/2017/NĐ-CP QUY ĐỊNH VỀ BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Saturday, 8 April 2017 / No Comments

NGHỊ ĐỊNH 36/2017/NĐ-CP

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các nghị quyết, cơ chế, chính sách, dự án, đề án, văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các chương trình, dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý.
3. Trình Thủ tướng Chính phủ các dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng Chính phủ.
4. Phê duyệt chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, các dự án đầu tư theo phân cấp và ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện sau khi được phê duyệt.
5. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thông tin, tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
6. Về đất đai:
7. Về tài nguyên nước:
8. Về địa chất và khoáng sản:
9. Về môi trường:
10. Về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học:
11. Về khí tượng thủy văn:
12. Về đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý:
13. Về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo:
14. Về biến đổi khí hậu:
15. Về viễn thám:
16. Tổ chức thực hiện công tác thống kê, kiểm kê, lưu trữ tư liệu, số liệu về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.
17. Chỉ đạo, tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, triển khai tiến bộ khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ; tổ chức biên tập, xuất bản các ấn phẩm về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.
18. Hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật; tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế theo ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; ký kết các thỏa thuận quốc tế nhân danh bộ; tham gia các tổ chức quốc tế theo sự phân công của Chính phủ.
19. Quản lý, tổ chức thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; xây dựng, quản lý, vận hành và bảo đảm an ninh an toàn các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường; công bố và cung cấp thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.
20. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ phù hợp với mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
21. Chỉ đạo việc xây dựng, trình cấp có thẩm quyền quyết định và hướng dẫn việc thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công và các cơ chế, chính sách về cung cấp các dịch vụ công, xã hội hóa các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
22. Quản lý các hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.
23. Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc Bộ theo quy định của pháp luật.
24. Quản lý về tổ chức, bộ máy, biên chế công chức, số lượng viên chức, vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp; quyết định luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, từ chức, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu, chế độ tiền lương và các chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc bộ quản lý theo quy định; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý.
25. Kiểm tra, thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của tổ chức, công dân; thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
26. Quản lý tài chính, tài sản được giao và quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước được cấp theo quy định của pháp luật.
27. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật.
1. Vụ Hợp tác quốc tế.
2. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
3. Vụ Khoa học và Công nghệ.
4. Vụ Pháp chế.
5. Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền.
6. Vụ Tổ chức cán bộ.
7. Thanh tra Bộ.
8. Văn phòng Bộ.
9. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
10. Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
11. Tổng cục Quản lý đất đai.
12. Tổng cục Môi trường.
13. Tổng cục Khí tượng Thủy văn.
14. Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường.
15. Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam.
16. Cục Biến đổi khí hậu.
17. Cục Quản lý tài nguyên nước.
18. Cục Viễn thám quốc gia.
19. Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường.
20. Báo Tài nguyên và Môi trường.
21. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường.
22. Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia.
23. Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài nguyên và môi trường.


 TẢI NGHỊ ĐINH 36- 2017 NĐ CP

Xử Lý Nước Thải Xi Mạ

Monday, 27 March 2017 / No Comments
Giới thiệu về Nước thải xi mạ

Nước thải xi mạ là nước thải phát sinh trong toàn bộ nhà máy xi mạ

Xi mạ là quá trình kết tủa kim loại này lên bề mặt kim loại khác bằng một lớp phủ có tính chất cơ, lý, hóa… đáp ứng được yêu cầu mong muốn của khách hàng.
Mục đích của việc xi mạ là để chống ăn mòn, trang trí, phục hồi kích thước trang sức, tăng độ cứng, phản quang, dẫn điện.

Đặc trưng của nước thải từ quá trình sản xuất xi mạ  gọi là nước thải xi mạ là nồng độ pH thay đổi không ổn định và chứa nhiều kim loại nặng nên ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường, và mang tính chất lâu dài, hệ lụy về sau vì nếu không được xử lý đúng cách, các ion kim loại, muối, hợp chất khác khi được thải ra môi trường không bị phân hủy mà sẽ tồn tại, tích tụ trong môi trường thiên nhiên.

Nước thải xi mạ nói chung phát sinh từ các quá trình sau: Nước thải chứa dầu mỡ, các chất tẩy rửa do quá trình tẩy dầu mỡ bảo quản; Nước thải chứa các ion kim loại do quá trình tẩy gỉ; Nước thải chứa các hóa chất làm bóng bề mặt và trung hòa; Nước thải chứa các hóa chất dùng cho quá trình oxi hóa và phôtphat hoá kim loại vv… nên cần xử lý nucows thải xi mạ trước khi thải ra môi trường
Ảnh hưởng đến môi trường của nước thải xi mạ  :

Là nước thải có chứa độc chất đối với cá và thực vật nước
Có thành phần tiêu diệt các sinh vật phù du, gây bệnh cho cá và biến đổi các tính chất lí hoá của nước, tạo ra sự tích tụ sinh học đáng lo ngại theo chiều dài chuỗi thức ăn. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, với nồng độ đủ lớn, sinh vật có thể bị chết hoặc thoái hóa, với nồng độ nhỏ có thể gây ngộ độc mãn tính hoặc tích tụ sinh học, ảnh hưởng đến sự sống của sinh vật về lâu về dài.
Nước thải xi mạ ảnh hưởng đến đường ống dẫn nước, gây ăn mòn, xâm thực hệ thống cống rãnh.
Nước thải xi mạ ảnh  hưởng đến chất lượng cây trồng, vật nuôi canh tác nông nghiệp, làm thoái hoá đất do sự chảy tràn và thấm của nước thải.
Nước thải xi mạ ảnh  hưởng đến hệ thống xử lý nước thải, cần tách riêng nếu không sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật khi thực hiện xử lý sinh học.
Ảnh hưởng đến con người của nước thải xi mạ :

Xi mạ là ngành có mật độ gây ô nhiễm môi trường cao bởi hơi hóa chất, nước thải có chứa các ion kim loại nặng, kim loại độc ảnh hưởng tới sức khỏe con người gây nên nhiều căn bệnh khó chữa, nguy hiểm tới tính mạng. Nước thải từ các quá trình xi mạ kim loại, nếu không được xử lý, qua thời gian tích tụ và bằng con đường trực tiếp hay gián tiếp, chúng sẽ tồn đọng trong cơ thể con người và gây các bệnh nghiêm trọng, như viêm loét da, viêm đường hô hấp, eczima, ung thư,…


 giới thiệu cong nghe xu ly nuoc thai xi ma tiên tiến và hiệu quả


XEM THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI XI MẠ

Nước thải phát sinh từ nhà máy xi mạ được thu gom lại tại hố thu gom. Nước thải tiếp tục được bơm sang bể điều hoà lưu lượng, tại đây nước thải  xi mạ sẽ ổn định về lưu lượng, và nồng độ đồng thời được loại bỏ lượng dầu mỡ do bố trí kết hợp thiết bị vớt dầu mỡ với thời gian lưu nước được tính toán chi li sao cho lượng nước thải được phân bố đều vào hệ thống xử lý nước thải xi mạ, đồng thời có thể điều hoà nồng độ chất thải có trong nước thải.

Sau đó nước thải được đưa sang bể phản ứng và lắng. Tại đây trước tiên châm dung dịch H2SO4 để hạ pH xuống còn 2.1-2.3 (là pH để tạo điều kiện cho quá trình oxy hóa Cr6+), sau đó châm FeSO4 nhằm oxy hoá lượng Cr6+ thành Cr3+, khuấy trong 5-10 phút với tốc độ khoảng 8 vòng/phút, ngưng khuấy và để yên trong 5-10 phút cho phản ứng xảy ra. Sau đó châm dung dịch NaOH để tạo kết tủa Cr(OH)3, khuấy trong 5-10 phút, tốc độ khuấy như khi châm FeSO4, sau đó giảm tốc độ khuấy còn 20 vòng/giờ để thực hiện lắng.

Quá trình lắng xảy ra trong vòng 4-8 giờ. Phần nước trong qua 3 van xả xuống bể chứa và được bơm qua thiết bị trao đổi ion (cột trao đổi ion) nhằm xử lý nốt những ion còn sót lại sau bể phản ứng và lắng. Nước ra từ cột trao đổi ion là nước sạch đạt tiêu chuẩn thải loại B, được đưa đến nguồn tiếp nhận.
nguồn:moitruongvietwater.com

Phương Pháp Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Lò Mổ Heo, Bò và Gia Cầm

Wednesday, 31 August 2016 / No Comments

Phương Pháp Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Lò Mổ Heo, Bò và  Gia Cầm hiện đại mà hiệu quả nhất.

Xã hội phát triển, dân số tăng cao,  nhu cầu thực phẩm cũng tăng theo, trong đó mặt hàng thực phẩm sống như : thịt Heo, Bò, Gà Vịt ... cũng tăng theo;
Lò Giết Mổ Thủ Công

Hầu hết tất cả các lò giết mổ gia súc, gia cầm  thủ công đang rải rác phổ biến khắp nơi, chưa tập trung lại nên công tác quản lý vấn đề về xử lý nước thải cũng gặp nhiều khó khăn.
Phương pháp xử lý nước thải Lò giết mổ gia súc gia cầm rất phức tạp, do hàm lượng cặn bã, chất hữu cơ có trong nước thải cao.
Trong nước thải lò giết mổ, thành phần chủ yếu và đặc trưng là hàm lượng phân còn lại trong bụng hoặc trong quá trình lưu gia súc, gia cầm trước khi mổ; hàm lượng lông thoát ra sau quá trình làm sạch, lượng mỡ cũng là thành phần gây ảnh hưởng tới hệ thống xử lý nước thải nếu không có biện pháp kết hợp thu gom.

Các phương pháp xử lý nước thải giết mổ thường áp dụng là :

Phương pháp cơ học ( song chắn rác thô, chắn rác tinh, bể lắng cát, bể tuyển nổi, bể điều hòa...)
Phương pháp hóa lý ( keo tụ tạo bông, kiềm hóa, fenton, oxy hóa khử trùng...)
Phương pháp sinh học ( kỵ khí biogaz, kỵ khí uasb, kỵ khí 3 ngăn, thiếu khí anoxit, hiếu khí nhân tạo, hiếu khí tự nhiên...).
Lựa chọn các phương pháp kết hợp với nhau để có 1 quy trình công nghệ xử lý nước thải lò giết mổ hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm chi phí đòi hỏi người thiết kế nắm đầy đủ nguyên lý hoạt động cũng như nguyên tắc hiệu suất mỗi phương pháp.

Công nghệ xử lý nước thải lò giết mổ


cong-nghe-xu-ly-nuoc-thai-lo-giet-mo-gia-suc-gia-cam
Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Lò Giết Mổ Gia Súc Gia Cầm

Quy trình công nghệ được thực hiện như sau:

nước thải phát sinh từ trong lò giết mổ sẽ được thu gom về hố thu, từ hố thu nước thải dẫn về bể tách dầu mỡ, trên đường đi bố trí các song chắn rác, lưới chắn rác nhằm thu gom các cặn lơ lững lại; bể tách dầu mỡ thường sẽ là bể tuyển nổi ( xem bài phân loại các bể tuyển nổi  <<== tại đây ).
Nước thải giết mổ được tách cặn rác, lông, phế phẩm, và dầu mỡ sẽ chuyển qua bể kỵ khí. Tùy thuộc vào diện tích cho phép, hay lưu lượng và  loại thực phẩm mà chọn lựa công nghệ khác nhau cho phù hợp.
Bể Điều hòa
Nước sau bể kỵ khí được đưa qua bể điều hòa, trong bể điều hòa hệ thống sục khí thô kèm với thời gian lưu nước hợp lý sẽ cân bằng nồng độ các chất ô nhiễm cũng như lưu lượng nước thải phát sinh.
Bể Thiếu khí
do trong nước thải lò giết mổ có chứa nhiều N, hàm lượng N cao sẽ làm mất cân đối nguồn dinh dưỡng cho hệ vi sinh vật hiếu khí nên lựa chọn bể Anoxit trước bể hiếu khí trong quy trình công nghệ này.
Bể Hiếu khí
bể hiếu khí thường sử dụng cho loại nước thải giết mổ là bể Aeotank, trong bể Aerotank, nước thải lò giết mổ gia súc, gia cầm được xáo trộn với các vi sinh vật hiếu khí nhờ hệ thống cấp không khí . Quá trình này tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng và phát triển. Trong quá trình tiếp xúc đó, vi sinh vật hiếu khí lấy các chất ô nhiễm có trong nước thải (COD, BOD, Nitơ, photpho, kim loại nặng,…) làm thức ăn của chúng, làm tăng sinh khối và kết thành các bông bùn.
Tại đây dưới sự tác động của sinh vật hiếu khí, và hệ thống phân phối khí trong bể các chỉ tiêu COD, BOD được xử lý hiệu quả 92 – 98% làm tăng chỉ số oxy hòa tan trong nước (DO). Mức duy trì chỉ số DO trong bể Aerotank luôn ở mức 1,5 – 2 mg/l.
Bể lắng II
- Nhiệm vụ: lắng các bông bùn vi sinh từ quá trình sinh học và tách các bông bùn này ra khỏi nước thải.
– Nước thải sau khi xử lý các chất hữu cơ, N, P … ở công trình xử lý sinh học sẽ được dẫn vào ống trung tâm của bể lắng. Nước thải sau khi ra khỏi ống trung tâm được phân phối đều trên toàn bộ mặt diện tích ngang ở đáy ống trung tâm.

Nước thải lò giết mổ gia súc gia cầm từ ống lắng đi ra thay đổi vận tốc đột ngột,  khi đó các bông cặn hình thành có tỉ trọng đủ lớn thắng được vận tốc của dòng nước thải đi lên sẽ lắng xuống đáy bể lắng. Nước thải ra khỏi thiết bị lắng có nồng độ COD giảm 80-85%. Lượng cặn lắng ở đáy bể được bơm một phần về bể sinh học và lượng bùn dư sẽ được bơm về bể chứa bùn.
– Phần nước trong trên mặt được tập trung chảy vào máng thu nước & được dẫn qua bể khử trùng.
Nước sau quá trình lắng còn các cặn lơ lững không lắng được, các cặn này tại các hệ thống nhỏ làm nổi bật lên do thời gian lưu lớn, bể lọc giúp ngăn chặn các cặn này thải ra môi trường, làm cho nước trong hơn.
Bể khử trùng
– Nước thải lò giết mổ gia súc, gia cầm sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn chứa khoảng vi khuẩn , hầu hết các loại vi khuẩn này tồn tại trong nước thải không phải là vi trùng gây bệnh, nhưng cũng không loại trừ một số loài vi khuẩn có khả năng gây bệnh.
– Khi cho Chlorine vào nước, dưới tác dụng hóa chất Chlorine có tính oxi hóa mạnh sẽ khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào vi sinh vật và gây phản ứng với men bên trong của tế bào vi sinh vật làm phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến vi sinh vật bị tiêu diệt.

bài viết còn thiếu sót mong nhận được chia sẽ và góp ý. mọi đóng góp ý kiến xin gởi về gmail satthubongdem369@gmail.com.
xin chân thành cảm ơn

THIẾT KẾ VẬN HÀNH BỂ PHẢN ỨNG UASB

Monday, 29 August 2016 / No Comments

THIẾT KẾ VẬN HÀNH BỂ PHẢN ỨNG UASB


Trong bài bể UASB - xử lý nước thải công nghệ kỵ khí, chúng ta đã được biết về Cấu tạo bể UASB, Nguyên tắc hoạt động, Ưu nhược điểm và các lưu ý khi thiết kế vận hành bể UASB.


ban-ve-be-uasb
Bản vẽ bể uasb
Trong bài này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về các giá trị vận hành, chế độ hoạt động và tiến hành khởi động bể UASB các bạn đọc có tài liệu liên quan bổ sung hoặc chỉnh sửa xin phản hồi cho admin nhé !!!!


Thông thường, các bể phản ứng kỵ khí được thiết kế với tải trọng lớn hơn so với yêu cầu thực tế, do vậy quá trình hoạt động sẽ an toàn hơn. Tùy vào mức độ acid hóa, thành phần các chất rắn lơ lửng và các hợp chất độc có trong nước thải, tải trọng thiết kế sẽ thay đổi theo. Phương pháp chung để thiết kế tải trọng trong trường hợp trên là ước tính sản lượng bùn tổng.
Đối với nguồn nước thải phức tạp có chứa một lượng lớn các chất rắn lơ lửng, tiêu chuẩn thiết kế sẽ dựa vào yêu cầu loại bỏ các chất rắn lơ lửng đó.Có nhiều giá trị thiết kế khác nhau đối với thiết bị phân loại khí-bùn, một vài giá trị đã có sẵn. Chiều cao bể phản ứng: giá trị này được giới hạn bởi tốc độ dòng chảy ngược tối đa của bùn, thông thường tốc độ này khoảng 1m/giờ là tối đa. Đối với bùn dạng hột, tốc độ này có thể đạt đến 5m/giờ.
Nguồn: Instruction manual for the understanding and use of anaerobic wastewater
treatment method.

+ Lượng bùn hạt ban đầu: 20 -30 g/l .
+ Tải trọng khởi động: 0,5 kg COD/m3.ngđ
+ Thời gian lưu nước: 0,2 – 2 ngày
+ Tải trọng hữu cơ: 2 – 25 kg COD/m3.ngày
+ COD vào: có thể lên 20.000 mg/l
+ pH thích hợp cho quá trình phân hủy kỵ khí dao động trong khoảng 6,6 – 7,6.
Do đó cần cung cấp đủ độ kiềm (1.000 – 5.000 mg/L)

Vận hành bể phản ứng UASB và các thông số kỹ thuật, thiết bị cần thiết để vận hành:

 Kiểm tra bể UASB:
 Kiểm tra thiết bị phân tách bùn-khí có được lắp đặt đúng hay không.
 Kiểm tra water-lock có được lắp đặt đúng hay không.
 Kiểm tra các điểm thử mẫu có đủ hay không. Thông thường số lượng mẫu thử khoảng 4 – 6 điểm dọc theo chiếu cao của bể.
Bể UASB
Cấu tạo bể UASB
 Chuẩn bị các thí nghiệm theo mẻ: khi vận hành hệ thống thì hoạt động này rất quan trọng nhằm xác định hoạt động của methan trong bùn hoạt tính. Kiểm tra nước thải:
 Kiểm tra nồng độ các hợp chất hữu cơ trong nước thải: nếu nồng độ COD < 100 mg/l là có vấn đề, mặc dù hệ thống UASB vẫn có thể xử lý nguồn nước thải này.
Khi nồng độ COD > 50.000 mg/l thì có thể pha loãng nước thải hoặc tuần hoàn dòng thải.
 Kiểm tra khả năng phân hủy sinh học của nước thải: có thể xác định được khi biết lượng COD trong bể phản ứng, và methane sinh ra trong suốt quá trình phản ứng (khoảng 40 ngày).
 Kiểm tra xem nước thải có tính đệm không: có thể kiểm tra khả năng làm môi trường đệm của nước thải bằng cách thêm vào 1 g/l hay 40% COD trong nước thải khi COD trong nước thải nhỏ hơn 2,5 g/l. khi pH của nước thải ở mức 6,5 hoặc cao hơn, nước thải đủ tốt để làm lớp đệm.
 Kiểm tra lượng dinh dưỡng trong nước thải có đủ để duy trì sự sinh trưởng của vi khuẩn hay không. Nhu cầu dinh dưỡng cho vi khuẩn là rất thấp nhưng không thể không có. Nồng độ tối thiểu cần thiết của các chất dinh dưỡng (N, P, S) theo tỷ lện sau: (COD/Y): N: P: S = (50/Y): 5: 1: 1. Các vi khuẩn methane có liên quan mật thiết đến nồng độ các kim loại nặng trong nước thải (sắt, Ni, Co).
 Kiểm tra xem nước thải có chứa nồng độ cao các chất rắn lơ lửng không. Trong trường hợp nước thải chứa các chất rắn lơ lửng với nồng độ cao, hoạt động của bể UASB có thể không thích nghi được. khi nồng độ này lên đến 3.000 mg/l và các chất rắn lơ lửng này không có khả năng phân hủy sinh học, chúng sẽ được giữ lại trong bể phản ứng hoặc theo dòng chảy ra ngoài tùy vào kích thước các hạt bùn, khi các hạt bùn có kích thước như nhau thì chúng sẽ tích lũy trong bể phản ứng.
 Kiểm tra xem nước thải có chứa các độc chất không (Kjehldal-N, NH3-N, SO4,…).
Bể UASB sẽ không thích hợp để xử lý nước thải khi nồng độ các chất đạt đến một giá trị giới hạn, ảnh hưởng không tốt khi vận hành hệ thống (nồng độ NH3-N = 2.000 mg/l, SO4,> 500 mg/l, tỷ lệ COD/ SO4 < 5, độ mặn > 15.000 mg/l, …)
 Kiểm tra nhiệt độ nước thải: khi nhiệt độ nước thải thấp hơn 20oC cần phải gia nhiệt cho hệ thống, nhiệt độ cao hơn 60oC thì khi khởi động hệ thống cần phải cẩn thận. nhiệt độ thích hợp để vận hành hệ thống là từ 20 - 42 oC. Hướng dẫn ứng dụng khả năng tuần hoàn
 Nếu COD của nước thải không đạt đến 5 kg COD/m3, việc tuần hoàn là không cần thiết, ngoại trừ khi nồng độ Sulfit đạt đến 200 mg/l. Trong trường hợp này, việc tuần hoàn được chọn để làm giảm nồng độ Sulfit ở dòng vào xuống dưới 100 mg/l.
 Khi nồng độ COD trong nước thải thay đổi từ 5 – 20 kg COD/m3, khi bắt đầu vận hành nên pha loãng nồng độ COD xuống còn 5 kg BOD/m3. Với nồng độ nước thải quá cao, lên đến 20 kg COD/m3 thì nhất thiết phải pha loãng nước thải.
Tuy nhiên, khi nồng độ nước thải quá cao thường kèm theo độ mặn cao, dẫn đến tốc độ tạo sản phẩm methane rất thấp. Vì vậy, quá trình tăng trưởng thu được sẽ tốt khi nước thải được pha loãng. Tốt nhất là pha loãng đến nồng độ 5 kg COD/m3, nhưng khi điều này là không thể, 20 kg BOD/m3 là nồng độ tối đa.

 Khởi động bể phản ứng UASB:


- Bước đầu tiên để khởi động hệ thống là rất quan trọng. Khi không có chất nền ban đầu tốt, vận hành bể phải hết sức cẩn thận. khi vận tốc dòng chảy ngược quá lớn, các vi khuẩn sẽ bị đẩy ra khỏi bể phản ứng, và sẽ khởi động sẽ phải bắt đầu lại từ đầu. để khởi động hệ thống hiệu quả, tải trọng chất nền vào khoảng 3 kg COD/m3 ngày, với thời gian lưu nước tối thiểu là 24 giờ. tiếp theo cần kiểm tra các thông số: Nồng độ của nước thải là bao nhiêu: khi nồng độ nước thải < 5000 mg COD /l thì không có vấn đề gì, ngoại trừ khi nước thải có chứa các chất độc với nồng độ cao.
Khi nồng độ nước thải cao hơn 5000 mg COD /l, nên pha loãng hoặc tuần hoàn nước thải khi vận hành.
- Kiểm tra hoạt tính methane trong bùn nền ban đầu:
Mô hình bể UASB
Sau đó bắt đầu vận hành bể phản ứng bằng cách cung cấp tải lượng vào đến một nửa thể tích bể, với nồng độ tối thiểu là 0,2 kg COD/m3 ngày, hoặc thời gian lưu nước tối thiểu là 24 giờ (trước khi bể phản ứng vận hành hoàn hảo). Sau khi chờ trong 5 ngày đầu tiên, kiểm tra xem lượng khí thoát ra có đạt được 0,1m3 /m3 ngày. Nếu không đạt được giá trị này, tốt nhất nên dừng cung cấp dòng vào và chờ đến khi sản lượng khí tạo ra gia tăng trong 3 ngày kế tiếp, rồi sau đó lại tiếp tục cung cấp nước thải.
Một khi đã duy trì được tải trọng liên tục ở mức 0,2 kg COD/m3 ngày, thì pha đầu tiên của quá trình khởi động đã hoàn thành. Bây giờ có thể gia tăng tải trọng hữu cơ ở mức cao hơn.

icon zalo